Sở Giao thông công chính Hà Nội cho biết, tuyến đường Lạc Long Quân dài 4km được khởi công từ năm 2005, với mức đầu tư lên tới 468 tỉ đồng. Mục tiêu của dự án là giảm tải ùn tắc giao thông cho Thành phố. Tuy nhiên, dự án mới chỉ hoàn thành 1.500m, còn 2.500m vẫn dang dở. | Đường Lạc Long Quân vẫn ngổn ngang | Tuyến đường... siêu đắt
Dự án xây dựng cải tạo đường Lạc Long Quân có tổng chiều dài 4km được chia làm 2 tuyến cải tạo. Tuyến chính từ ngã ba Lạc Long Quân - Âu Cơ kéo đến đoạn rẽ vào làng Hồ Khẩu (chiều dài 3,38km, mặt cắt ngang đường từ 24,5 - 30m, lòng đường rộng 15m, hè hai bên đường mỗi bên rộng từ 5- 7,5m).
Tuyến nhánh của dự án dài 620,17m (điểm đầu là đường rẽ vào làng Hồ Khẩu và điểm cuối là nút giao thông Bưởi) có mặt cắt ngang đường rộng 25m, lòng đường rộng 15m, hè hai bên mỗi bên rộng 5m. Tuyến đường đi qua địa bàn các phường Phú Thượng, Nhật Tân, Xuân La, Bưởi (quận Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).
Dự án triển khai với các hạng mục chính như làm đường, đắp đất nền đường, lát hè bằng gạch block, bó vỉa có đan, xây dựng hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng 2 bên đường. Dự án được triển khai thi công từ năm 2005.
Dự án có phạm vi chiếm đất là 143.153m2, trong đó, đất đường cũ là 30.053m, đất đường mở rộng 113.100m2 (đất nhà ở 12.086m2, đất sân vườn 9.535m2, đất trống 91.479m2). Có 807 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng của dự án và đền bù đất, tài sản trên đất ở là 12.086m2, đất ruộng vườn 9.535m2. Các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng sẽ được tái định cư về khu 5,3ha phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Theo Sở Giao thông công chính Hà Nội, dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp tuyến đường Lạc Long Quân theo phê duyệt ban đầu có tổng mức đầu tư 186,5 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây lắp là 79,1 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 84,6 tỉ đồng, chi phí dự phòng là 16,9 tỉ đồng. Dự án do Ban quản lý dự án giao thông đô thị - Sở Giao thông công chính làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi triển khai giai đoạn 1 (từ ngã ba Âu Cơ - Lạc Long Quân đến trước cổng Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ) với tổng chiều dài hơn 1.500m và chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 thì phát sinh thêm tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Trước tình trạng này, ngày 02/02 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã điều chỉnh mức đầu tư lên thành hơn 468 tỉ đồng.
Cuối năm 2007... thông đường
Để tuyến đường hoàn thành theo đúng tiến độ (đưa vào sử dụng cuối năm 2007), ông Dương Đức Thái - Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cho biết, dự án sẽ được chia nhỏ tuyến thành từng đoạn ngắn để thi công. Theo đó, cứ khi có mặt bằng đoạn nào là triển khai thi công ngay đoạn đó.
Đơn cử như đoạn từ Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đến dốc Xuân La dài 845m được khởi công từ tháng 05/2006 và sẽ hoàn thành vào tháng 09/2007. Đoạn còn lại dài 1,6km cũng đã được khởi công từ tháng 05/2006 và dự kiến đến tháng 11/2007 sẽ hoàn thành. Ngoài ra, trong thời gian chưa có mặt bằng thi công, ban đã tập trung thi công các gói thầu cấp nước, chiếu sáng, di chuyển các công trình ngầm.
Về các tiến độ giải phóng mặt bằng và đền bù, ông Thái cho biết thêm, đến thời điểm này chỉ còn giải phóng mặt bằng tại 3 phường Xuân La, Bưởi và Nghĩa Đô (với 605 phương án đền bù giải phóng mặt bằng), trong đó có 389 phương án phải bố trí nhà tái định cư.
Hiện phường Xuân La đã phê duyệt phương án đền bù xong 93/287 phương án, 75 hộ đã nhận tiền đền bù và 66 hộ đã bàn giao mặt bằng; phường Bưởi đã phê duyệt phương án đền bù xong 75/174 phương án, 65 hộ đã nhận tiền đền bù và 20 hộ đã bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, riêng phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy mới chỉ phê duyệt xong 1/144 phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Theo |
2 nhận xét:
"Ông Ngoai" oi, cô´lên !!!
Ông ngoại ơi, cố lên, để các cháu được nhờ, hờ hờ hờ.
Đăng nhận xét